Vẫn biết sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng không phải trẻ nào sinh ra cũng may mắn được tận hưởng nguồn dinh dưỡng tuyệt vời này do mẹ không có sữa, không đủ sữa hoặc vì 1 số lí do về sức khỏe, bệnh tật,… mà trẻ phải nuôi bằng sữa ngoài. Sữa bột cho bé có chứa các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu có trong sữa mẹ, thậm chí còn có cả những dưỡng chất mà trẻ bú sữa mẹ cần phải được bổ sung thêm, giúp trẻ phát triển bình thường. Tuy nhiên hệ tiêu hóa của trẻ còn khá non nớt, và sức đề kháng của trẻ còn kém nên các mẹ cần phải nắm rõ được những nguyên tắc cơ bản sau để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho con yêu của mình.
Nội dung chính
- 1 1. Không dùng bình sữa khi chưa tiệt trùng
- 2 2. Không thay thế sữa bột bằng sữa đặc
- 3 3. Không pha sữa cho trẻ quá đặc hoặc quá loãng
- 4 4. Không cho các thứ linh tinh vào sữa
- 5 5. Không pha sữa bột cho bé với nước quá nóng hoặc quá nguội
- 6 6. Không hâm lại sữa cho bé bằng lò vi sóng
- 7 7. Không cho bé uống sữa đã pha 2 tiếng
- 8 8. Không đổi sữa cho bé đột ngột
- 9 9. Không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn sữa chua
1. Không dùng bình sữa khi chưa tiệt trùng
Để loại bỏ các vi khuẩn gây hại cho trẻ, trước khi pha sữa cần phải tiệt trùng bình sữa và rửa tay sạch sẽ. Để khử trùng, các mẹ có thể sử dụng máy tiệt trùng chuyên dụng hoặc đơn giản hơn là đun sôi bình sữa, núm ty khoảng 5 phút (đối với bình sữa mới) hoặc là cọ rửa sạch sẽ vớ nước rửa bình và nước ấm (đối với bình sữa đang sử dụng).
Trước khi pha sữa phải tiệt trùng các dụng cụ pha sữa cho trẻ
2. Không thay thế sữa bột bằng sữa đặc
Sữa đặc có lượng đường cao nhưng lại nghèo vitamin và khoáng chất nên nếu cho trẻ ăn sữa đặc lâu dài có thể khiển trẻ bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng. Sữa đặc có thể dùng cho trẻ trên 1 tuổi nhưng không nên dùng thường xuyên và không dùng để thay thế cho sữa bột.
Tin liên quan:
- Nên chọn sữa tươi hay sữa bột cho bé uống thì tốt hơn?
- Top 7 Dòng Sữa Tốt Cho Bé 1-3 Tuổi Giúp Bé Tăng Cân Vù Vù
- [Mách Mẹ] Top 6 Sữa Tăng Chiều Cao Cho Bé 1 Tuổi Tốt Nhất
- [Mách Mẹ]Top 6 Sữa Việt Nam Tốt Nhất Cho Trẻ 1 Tuổi
3. Không pha sữa cho trẻ quá đặc hoặc quá loãng
Lời khuyên cho các mẹ là cần phải pha sữa theo đúng hướng dẫn của phía nhà sản xuất và dùng đúng muỗng đong sữa đi kèm hộp sữa để đảm bảo tốt nhất cho trẻ vì nếu pha quá loãng không cung cấp đủ dinh dưỡng co trẻ còn pha sữa quá đặc lại dễ làm trẻ bị táo bón
4. Không cho các thứ linh tinh vào sữa
Rất nhiều mẹ biến tấu cách pha và công thức pha sữa cho trẻ như là thêm đường vào sữa vì thấy vị sữa nhạt quá, hoặc là dùng nước hoa quả, nước rau luộc, nước cháo loãng pha sữa vì muốn bổ sung thêm các vitamin từ các loại rau, củ, quả cho con. Hoặc có nhiều mẹ lại muốn kết hợp pha 2, 3 loại sữa bột cho bé, hoặc pha chung sữa bột với sữa mẹ vì muốn bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cho trẻ,… Tất cả những việc này đều không tốt vì có thể dẫn tới tình trạng dư thừa dưỡng chất, hoặc tạo ra những chất trung gian phá vỡ đi tỷ lệ dinh dưỡng của sữa hoặc nguy hại hơn có thể làm trẻ tiêu chảy, ngộ độc,…
Không dùng nước khoáng để pha sữa cho trẻ
5. Không pha sữa bột cho bé với nước quá nóng hoặc quá nguội
Nếu pha sữa cho bé với nước quá nguội so với quy định sẽ không làm sữa tan hết và bị dính lại thành bình. Ngược lại khi pha sữa cho bé với nước quá nóng sẽ làm các vitamin và khoáng chất có trong sữa bị biến đổi hoặc bị bay hơi. Vì vậy hãy pha sữa cho trẻ theo nhiệt độ nước đạt chuẩn từ phía nhà sản xuất đưa ra. Nước để pha sữa cho trẻ là nước sạch sinh hoạt thường ngày và đun sôi lên, để nguội tới nhiệt độ thích hợp, không dùng nước khoáng hay nước tinh khiết đóng chai để pha vì hàm lượng chất khoáng cao, không tốt cho thể trạng non nớt của trẻ.
6. Không hâm lại sữa cho bé bằng lò vi sóng
Do lò vi sóng sẽ tạo ra điểm nóng, điểm lạnh không đều, có thể bình sữa chưa kịp nóng mà sữa đã nóng, làm các chất dinh dưỡng dễ bị bay hơi và cho bé bú có thể làm bỏng vòm họng bé. Để hâm nóng có thể dùng máy hâm sữa chuyên dụng hoặc có thể cho bình sữa vào bát nước ấm khoảng 1-2 phút
Sử dụng máy hâm sữa chuyên dụng để hâm nóng sữa cho trẻ
7. Không cho bé uống sữa đã pha 2 tiếng
Nếu sữa đã pha mà chưa có sự tiếp xúc với miệng bé thì có thể để được 2 giờ ở nhiệt độ phòng. Nếu đã để 2 giờ, bạn không nên cho bé uống vì sữa có nguy cơ nhiễm khuẩn cao rất dễ làm trẻ bị tiêu chảy
8. Không đổi sữa cho bé đột ngột
Vì hệ tiêu hóa của trẻ còn chưa hoàn thiện nên việc đổi sữa đột ngột dễ làm trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Vì vậy khi muốn đổi sữa cho con, các mẹ cần đổi từ từ, dần thay thế bữa sữa cũ bằng bữa sữa mới để bé có thời gian thích nghi và làm quen với sữa mới
9. Không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn sữa chua
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa phát triển toàn diện nên những vi khuẩn lên men trong loại sữa này có thể phá hoại chức năng tiêu hóa ở trẻ, dễ làm trẻ bị viêm ruột hoặc viêm dạ dày. Lời khuyến cáo cho các mẹ là không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn sữa chua.
Trên đây là 9 điều mà mẹ cha cần nhớ khi nuôi con bằng sữa công thức. Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và nhất là những bé được nuôi hoàn toàn từ sữa ngoài thì mẹ cha cần chọn sữa phù hợp với độ tuổi của trẻ, và chọn cho con loại sữa mát, dễ tiêu hóa và có vị nhạt, tự nhiên giống sữa mẹ như sữa Nan, sữa Cellia, sữa Meiji, sữa Icreo Glico, sữa Morinaga, sữa Wakodo,…