1. Nước đun sôi để nguội quá lâu
Một chuyên gia đã phát hiện ra rằng, hàm lượng muối natri nitrit trong nước đun sôi cao hơn trong nước lã. Hơn nữa nước sôi được đun đi đun lại và đun sôi lâu thì hàm lượng muối natri nitrit còn tăng lên rõ rệt. Hàm lượng muối natri nitrit trong nước đun sôi sau 24 tiếng cao hơn nước mới đun sôi 1,3 lần. Vì thế, tốt nhất đun nước hôm nào uống hôm đó, cũng không nên uống nước đun sôi quá lâu.
2. Chè xanh
Chè xanh có tác dụng chống ô-xy hóa, kéo dài tuổi thọ và làm cho làn da nhuận sắc hơn. Tuy nhiên, uống chè xanh cũng phải đúng cách, nếu không sẽ dẫn đến một số hậu quả không mong muốn. Khi để lâu như vậy nước chè sẽ bị xỉn màu, thành phần vitamin B, C trong nước chè sẽ bị phân hủy, còn sản sinh nhiều vi khuẩn, nấm độc hại, do vậy rất nguy hại cho sức khoẻ nếu bạn uống trà xanh thừa của ngày hôm trước.
3. Trứng luộc
Trứng gà để qua đêm có nên ăn hay không còn tùy thuộc vào quả trứng đó đã luộc chín hay chưa, bạn có luộc lại trước khi ăn hay không, và bảo quản ở đâu. Nếu bảo quản trong tủ lạnh thì cũng không có vấn đề nhiều, một số vi chất sẽ giảm. Tuy nhiên, nếu để ở ngoài thì với nhiệt độ từ 10oC trở lên sẽ là điều kiện cho vi sinh vật phát triển, khi ăn vào rất có hại cho dạ dày, đường ruột, gây đầy hơi, nóng, thậm chí tiêu chảy. Nếu lần đầu bạn đã luộc chín trứng, lần sau, trước khi ăn bạn luộc lại một lần nữa thì sẽ không vấn đề gì, vẫn có thể ăn được. Nhưng đối với những quả trứng luộc chưa chín hẳn (hay còn gọi là “lòng đào”) thì tốt nhất là không nên ăn.
4. Những món nộm, gỏi
Khi làm gỏi bạn cho rất nhiều gia vị như giấm, ớt… nếu để qua ngày hôm sau kể cả khi bạn cất trong tủ lạnh, món ăn cũng dễ sinh nấm mốc, gây ngộ độc, vì vậy, tốt nhất là ăn hết trong ngày.
5. Rau đã nấu
Do hàm lượng nitrat trong các loại rau xanh khá nhiều, nếu nấu xong để quá lâu, vi khuẩn phân hủy, lượng nitrat sẽ lại tạo thành nitrite – chất gây ung thư, cho dù là bạn có đun lại đi chăng nữa cũng không thể khử được. Vì vậy không nên ăn rau đã để qua đêm.
6. Các loại nấm như mộc nhĩ, nấm tuyết
Bất kể là loại mộc nhĩ được cấy trồng trong nhà hay mọc hoang dại trên các thân cây mục đều có chứa rất nhiều loại nitrate. Sau khi được nấu chín và để lâu, các vi khuẩn sẽ phân giải, nitrate sẽ lại biến thành muối natri nitrit. Bất luận là nấm tuyết được nuôi trồng hay tự mọc đều hàm chứa khá nhiều dạng nitrat, nấu xong nếu để thời gian quá dài, dưới sự tác dụng phân giải của vi khuẩn, nitrat sẽ trở về hoàn nguyên thành nitrit.
7. Cá và hải sản
Cá rán và hải sản để qua đêm làm cho chất protein biến đổi, từ đó hại cho chức năng gan, thận. Ngoài ra các món canh cá và hải sản nấu xong nên đổ ra bát ăn ngay trong ngày. Canh thừa đặt trong nồi inox, nồi nhôm lâu dễ sinh ra phản ứng hóa học. Nếu ăn không hết, tốt nhất là dùng nồi đất đựng và để trong tủ lạnh hoặc lấy ra để trong tô sứ hoặc tô thủy tinh.
Nguồn: Soha.vn