Khi bị sốt, sức đề kháng của cơ thể bé giảm sút, năng lượng bị tiêu hao nhiều. Do vậy, việc bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể là vô cùng cần thiết, tuy nhiên vẫn có một số thực phẩm cần tránh.
1. Trứng
Trứng là một thực phẩm rất bổ dưỡng cho sức khỏe. Tuy nhiên, người ta lại khuyên rằng không nên cho trẻ ăn trứng khi bị sốt. Bởi trong trứng có rất nhiều protein nên sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn. Trẻ em bị sốt ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do vậy sốt càng cao và rất lâu khỏi.
Không nên cho trẻ ăn trứng khi bị sốt
Vì vậy, khi bị sốt, không nên cho trẻ ăn trứng gà mà thay vào đó nên uống nhiều nước, rau quả tươi và hạn chế những thứ có chứa nhiều protein.
2. Nước lạnh
Khi trẻ bị sốt, nếu bạn cho trẻ uống quá nhiều nước lạnh nhiệt độ của cơ thể trẻ sẽ không giảm mà còn sốt cao hơn. Đặc biệt trong trường hợp trẻ bị sốt do bệnh truyền nhiễm chức năng của đường tiêu hóa bị giảm sút thì việc uống nước quá lạnh cũng sẽ rất nguy hiểm với sức khỏe.
3. Mật ong
Mật ong là một thực phẩm có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên, nếu cho trẻ ăn quá nhiều mật ong khi cảm sốt sẽ dễ làm cho cơ thể trẻ bị tăng thêm nhiệt độ và chất ngọt trong mật ong sẽ cản trở quá trình diệt vi khuẩn của bạch cầu.
Cho trẻ ăn quá nhiều mật ong khi cảm sốt sẽ dễ làm cho cơ thể trẻ bị tăng thêm nhiệt độ
4. Thực phẩm chứa nhiều đường
Khi bị sốt, bạn không nên cho trẻ uống nước ngọt, nước ép trái cây nguyên chất như nước cam, dưa hấu… và các loại bánh kẹo ngọt mà có chứa nhiều đường. Bởi vì khi đường vào cơ thể, các tế bào máu trắng sẽ diệt khuẩn chậm chạp hơn.
Theo nghiên cứu thực hiện vào những năm 1970 cho thấy tăng glucose sẽ giảm khả năng cô lập và phá hủy của các bạch cầu đối với vi khuẩn. Vì vậy, nên hạn chế đường trong thời gian trẻ bị sốt.
5. Thực phẩm khó tiêu
Khi sốt, bộ máy tiêu hóa của trẻ không khỏe như bình thường, trong khi đó cá loại thịt màu đỏ, cá, tôm, cua, sò, hến, các loại thịt khác có chứa hàm lượng cholesterol cao sẽ gây khó tiêu.
6. Trà
Chất ta-nanh trong trà sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể trẻ có thể tăng lên. Uống nhiều trà và uống trà quá đậm đặc sẽ làm cho não ở trạng thái bị kích thích, làm tăng huyết áp, dẫn đến làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể trẻ. Mặt khác, nếu trẻ đang sốt mà uống trà sẽ làm giảm tác dụng hoặc mất hẳn tác dụng của thuốc hạ sốt.
Chất ta-nanh trong trà sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể trẻ có thể tăng lên
Ngoài ra, bạn cũng nên tiếp tục hỗ trợ hệ miễn dịch cho bé bằng cách tăng cường những thực phẩm mềm, dễ nuốt như: cháo, súp; uống nước trái cây pha loãng sau khi cơn sốt đã dứt hẳn hoặc khi cảm thấy cơ thể bé đã khoẻ trở lại.
Theo Phunutoday