6 sai lầm kinh điển trong việc bảo quản sữa mẹ

0
12646

Sau một thời gian nghỉ sinh ở nhà, các mẹ tất bật quay trở lại với các công việc hàng ngày. Giải pháp tối ưu giúp các mẹ có thể vừa có thể chu toàn công việc mà vẫn đảm bảo cung cấp cho bé lượng sữa mẹ đầy đủ đó là sử dụng máy hút sữa để trữ lại nhờ người nhà cho ăn thay.

Sau đây là những sai lần phổ biến của các mẹ trong quá trình bảo quản sữa mẹ:

  1. Dùng đồ cũ:

Bởi vì việc bỏ tiền mua một chiếc máy hút sữa mới khá là đắt nên nhiều mẹ có ý tưởng mượn máy hút sữa của nhau hay là mua các sản phẩm máy hút sữa thanh lý, máy cũ để về dùng. Dịch vụ này được đông đảo các mẹ ủng hộ, tuy nhiên nó sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Kể cả khi các mẹ đã thay mới các phụ kiện như: bình sữa, dây, phễu,…thì các phân tử sữa mẹ của mẹ dùng trước vẫn còn tại màng tạo áp lực. Một khi phân tử sữa mẹ đã ở trong đó một thời gian dài như thế sẽ xuất hiện nấm mốc và ảnh hưởng đến chất lượng sữa cũng như sức khỏe của bé.

bao-quan-sua-me

  1. Để sữa trữ ngay cửa tủ lạnh:

Các mẹ thường để túi sữa ngay tại cánh cửa tủ lạnh để tiện cho việc lấy sữa và tránh sữa bị lộn với các mòn đồ khác. Tuy nhiên, việc này hoàn toàn sai bởi sữa nên được trữ trong cùng hoặc ở dưới cùng của máy trữ đông. Nếu một ngày mẹ mở tủ lạnh ra vài lần và sữa được để tại cánh tủ sẽ làm sữa bị hỏng.

  1. Trữ sữa quá lâu trong tủ lạnh:

Theo lý thuyết, ở nhiệt độ bình thường của phòng sữa mẹ có thể để được trong vòng 6 tiếng còn trong tủ lạnh là 24 tiếng, nếu để tủ đông các mẹ có thể lưu trữ từ 6 – 12 tháng. Tuy nhiên các mẹ cũng không nên trữ sữa quá lâu vì như thế các vitamin C, các chất kháng khuẩn, chất béo,…có trong sũa có thể bị mất đi hoặc giảm đi đáng kể.

  1. Đổ sữa quá đầy:

Nhiều mẹ muốn tiết kiệm túi nên thường dồn sữa đầy túi, tuy nhiên trong quá trình sữa đông lại sẽ giãn nở, dễ gây ra hiện tượng sữa bị tràn khỏi túi hoặc bị vỡ lọ nếu mẹ trữ bằng lọ thủy tinh. Như thế sẽ làm hỏng đến quá trình lưu trữ và dẫn đến sữa bị hỏng. Do đó khi trữ sữa các mẹ nên đổ khoảng ¾ là vừa.

tru-sua-4

  1. Dồn chung sữa vừa hút với sữa đã trữ trước đó:

Sữa đã trữ thường có nhiệt độ rất lạnh, sữa mẹ vừa hút ra lại ấm, nếu dồn chung hai sữa này lại với nhau thì sữa đang lạnh có thể bị tan ra. Nếu các mẹ muốn dồn chung thì nên chọn sữa nào hút trong cùng một ngày và làm lạnh sữa mới hút trước khi đổ chung vào để nhiệt độ không quá chênh lệch.

  1. Hâm nóng sữa bằng lò vi sóng:

Khi con đang khóc đòi bú, nhiều mẹ liền cho sữa vào lò vi sóng để sữa nóng nhanh để bé có sữa bú. Tuy nhiên, lò vi sóng không thể làm nóng đồng đều cả bình sữa, ngoài ra việc sữa bị hâm nóng quá nhanh sẽ làm một số chất kháng thể trong sữa bị ảnh hưởng.

Cách hâm nóng sữa tốt nhất là các mẹ nên cho sữa vào một bát nước nóng như thế sữa sẽ nóng đều và an toàn cho con hoặc các mẹ có thể sử dụng máy hâm sữa để làm hâm nóng sữa từ từ mà không làm mất đi các dưỡng chất có trong sữa mẹ.

Với những lưu ý trên, hi vọng các mẹ có thể lưu trữ sữa đúng cách, đảm bảo chất lượng sữa tốt nhất cho bé!

Tham khảo một số loại túi trữ sữa đang được các mẹ ưa chuộng hiện tại nay tại đây