Việc mẹ bầu mất ngủ trong thời gian dài cũng gây ra những ảnh hưởng đến em bé, không chỉ về sự phát triển trong thời kỳ mang thai mà cả sau khi sinh, bé vẫn có thể gặp phải những vấn đề về sức khỏe. Chính vì vậy, mẹ bầu cần có kiến thức khoa học đầy đủ, chính xác để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh, toàn diện cho con.
Nội dung chính
Hiện tượng mẹ bầu mất ngủ:
Hiện tượng mất ngủ khi mang thai là một trong những rối loạn về giấc ngủ. Biểu hiện của các rối loạn đó là:
- Khó đi vào giấc ngủ.
- Khó duy trì giấc ngủ.
- Tỉnh dậy nhiều lần (mỗi lần nhiều hơn 30 phút) trong giấc ngủ.
- Thức dậy quá sớm.
- Sau khi thức dậy vẫn thấy mệt, không sảng khoái.
Nguyên nhân khiến mẹ bầu mất ngủ:
Tuy nhiên, mất ngủ khi mang thai thường diễn ra ở giai đoạn cuối thai kỳ. Mẹ bầu mất ngủ có thể do một số nguyên nhân sau:
Nghén:
Ốm nghén thường là nguyên nhân chủ yếu gây ra mất ngủ 3 tháng đầu thai kỳ cho chị em phụ nữ. Nghén sẽ làm cho cơ thể người mẹ mệt mỏi, khó chịu, kén ăn, lười ăn, khó chịu… Từ đó ảnh hưởng đến sự nghỉ ngơi và giấc ngủ của mẹ, làm mẹ dễ bị mất ngủ khi mang thai.
Tâm trạng căng thẳng, lo lắng:
Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ xuất hiện 1 loại hormone progesterone làm cho người mẹ trở nên nhạy cảm hơn, dễ thay đổi về mặt cảm xúc nhanh chóng (lo âu, vui vẻ, căng thẳng, tức giận, v.v..) làm cho thai phụ khó kiểm soát về mặt cảm xúc và khó đi vào giấc ngủ.
Vấn đề về hô hấp và nhịp tim tăng:
Khi mang thai, người mẹ sẽ thở chậm hơn, sâu hơn do những thay đổi về hormone gây ra. Từ đó, mẹ bầu cũng cảm thấy khó thở hơn bình thường.
Việc dung tích thở tăng lên 40% nhưng hàm lượng oxy chỉ tăng lên 20% làm cho mẹ bầu thở ra nhiều carbon dioxide. Việc thiếu hụt hàm lượng carbon dioxide trong máu cũng khiến cho mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt và giấc ngủ.
Ngoài ra, việc tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu tới dạ con, điều này có thể làm cho người mẹ bị hồi hộp, dẫn đến mẹ bầu bị mất ngủ.
Vấn đề phát triển của thai nhi:
Thai nhi phát triển lớn lên gây ra khó khăn trong việc kiếm tư thế ngủ thoải mái cho mẹ – an toàn cho bé làm cho mẹ bầu mất ngủ hoặc ngủ không ngon, không sâu giấc.
Vấn đề tiêu hóa, bổ sung chất dinh dưỡng:
Thai nhi phát triển khiến cho dạ dày của mẹ bầu bị chèn ép. Khi ăn, thức ăn dễ bị đẩy ngược lên thực quản gây khó chịu nên khả năng đi vào giấc ngủ khó hơn.
Ngoài ra, cung cấp quá nhiều dưỡng chất cùng lúc khiến cơ thể không hấp thụ hết, các dưỡng chất tồn đọng lại kết hợp với những vấn đề tiêu hóa (đầy bụng, ợ nóng, v.v… ) cũng là nguyên nhân làm cho mẹ bầu dễ mất ngủ khi mang thai.
Vấn đề vệ sinh và hàm lượng Ure tăng:
Do lượng máu trong cơ thể mẹ bầu tăng lên khoảng 50% so với người bình thường khiến cho những loại chất lỏng dư thừa khác cần được xử lý để đưa ra ngoài. Chính nguyên nhân này làm cho hàm lượng Ure trong cơ thể người mẹ tăng cao.
Lượng nước tiểu ở bàng quang trước sức ép của tử cung làm cho người mẹ có nhu cầu đi vệ sinh nhiều lần trong đêm làm mẹ bầu bị mất ngủ.
Vấn đề đau nhức, chuột rút:
Thai nhi lớn, trọng lượng cơ thể tăng gây sức ép lớn lên lưng và chân cho người mẹ. Các cơn đau nhức sẽ diễn ra thường xuyên hơn đặc biệt với những người bị thoát vị đĩa đệm.
Cơ thể bị thiếu Vitamin B:
Thiếu hụt Vitamin B cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng khó ngủ, mất ngủ khi mang thai. Để đảm bảo sức khỏe, người mẹ cần bổ sung thêm vitamin B vào buổi sáng (tránh uống buổi tối).
Các cách cải thiện giấc ngủ cho mẹ bầu:
Đối với mẹ bầu 3 tháng:
- Mẹ bầu nên uống nhiều nước, ăn đồ ăn chứa chất lỏng để dễ tiêu hóa và dễ chịu. Tuy nhiên không nên ăn các thực phẩm này vào buổi tối trước khi đi ngủ để tránh đi tiểu đêm, thức giấc giữa đêm làm cho mất ngủ.
- Tránh những cơn ốm nghén bằng những đồ ăn nhẹ, bánh quy. Tuy nhiên không nên ăn đồ quá nhiều đường để dễ mắc các chứng bệnh thai kỳ.
- Chia chế độ ăn thành những bữa nhỏ để tránh các bệnh về đường tiêu hóa và tránh để dạ dày trống rỗng.
- Tránh sử dụng các loại thực phẩm, nước uống chứa caffeine, chất kích thích để tránh làm mất ngủ khi mang bầu.
- Mẹ bầu mất ngủ có thể sử dụng các loại trà thảo mộc đặc biệt là trà gừng. Trà gừng là một trong những thức uống giúp phụ nữ mang thai giảm buồn nôn hoặc các triệu chứng ốm nghén. Nhờ vậy, bầu mất ngủ có thể cải thiện được phần nào tình trạng thiếu ngủ của mình.
- Luyện tập các bài thể dụng nhẹ nhàng để máu được lưu thông, giảm tình trạng bị chuột rút để ngủ ngon hơn. Đi bộ, yoga là những môn rất phù hợp cho phụ nữ mang thai nhất là mẹ bầu bị mất ngủ.
- Nên ưu tiên nghỉ ngơi đầy đủ để đảm bảo sức khỏe cho bản thân. Tuy nhiên, bà bầu mất ngủ chỉ nên nghỉ trưa hoặc ngủ ngày không quá 30 phút để tránh ngủ quá nhiều, gây mất ngủ vào ban đêm.
Đối với mẹ bầu 6 tháng:
- Vẫn tiếp tục chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, tránh ăn đồ chứa nhiều chất béo, nhiều gia vị, đồ cay, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ gây ra ợ nóng và khó chịu cho dạ dày.
- Hạn chế ăn các thực phẩm ngọt để gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ.
- Với bữa tối, mẹ bầu nên ăn trước khi đi ngủ 4 tiếng để cơ thể kịp tiêu hóa hết thức ăn. Tránh nằm ngay khi dùng bữa xong, mẹ nên ngồi hoặc đứng để không bị chứng ợ nóng do axit bị đẩy ngược.
- Có thể sử dụng các loại thuốc axit để trị triệu chứng ợ nóng sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
- Các loại nước uống có ga gây ra tình trạng mất cân bằng canxi nên mẹ bầu dễ bị chuột rút, gây ra mất ngủ. Chị em có thể lựa chọn uống sữa, nước ép rau củ, nước trái cây,… tốt cho mẹ và bé.
- Nên đi bộ, tập yoga chữa mất ngủ hoặc tham gia các lớp thai giáo để để cơ thể khỏe mạnh hơn, tăng cường sức đề kháng và ngủ ngon hơn. Tranh tập luyện trước khi đi ngủ khoảng 4 tiếng vì vận động khiến bạn tỉnh táo, dễ qua giấc ngủ.
- Tắm nước nóng để cơ thể được thư giãn, kết hợp với massage trước khi ngủ để bạn thoải mái hơn, dễ đi vào giấc ngủ hơn.
- Phòng ngủ nên thoáng mát, ánh sáng phù hợp, không gian yên tĩnh để mẹ bầu dễ đi vào giấc ngủ hơn.
- Nên chọn gối và chăn mềm tạo cảm giác dễ chịu. Khi ngủ, mẹ bầu nên nằm nghiêng với đầu gối, hông cong. Mẹ nên lấy gối đặt giữa 2 đầu gối, dưới bụng và sau lưng. Tư thế ngủ này vừa an toàn cho bé vừa giúp giảm áp lực thai kỳ nặng nề cho mẹ.
Đối với mẹ bầu 8 tháng- giai đoạn cuối thai kỳ:
- Thai phụ tránh ăn quá no hoặc uống quá nhiều nước trước khi ngủ. thời gian ăn nên cách khoảng 2 – 3 giờ trước giờ đi ngủ để cơ thể có thể tiêu hóa hết thức ăn.
- Tăng cường cung cấp thực phẩm giàu vitamin B cho cơ thể như rau lá xanh, ngũ cốc nguyên cám để giúp ngủ ngon hơn.
- Nhiều bà bầu trong giai đoạn này hay bị chuột rút gây đau đớn do đó nên tránh dùng nước ngọt, các loại đồ uống có ga vì nó sẽ làm cho các cơn đau nặng hơn.
- Bà bầu mất ngủ nên bổ sung thêm nhiều thực phẩm chứa axit folic để giảm các triệu chứng chuột rút, bứt rứt tay chân. Axit folic có nhiều trong ngũ cốc, các loại rau màu xanh.
- Hạn chế uống nước trước khi ngủ 2 tiếng để không bị chứng đi tiểu đêm gây ra mất ngủ khi mang thai.
- Không gian ngủ nghỉ nên thông thoáng, dễ chịu. Không gian cần cung cấp nhiều oxy để thúc đẩy lưu thông máu cho mẹ, giúp mẹ dễ ngủ hơn.
- Thực hiện các bài massage nhẹ nhàng, tắm nước nóng để cơ thể được thư giãn, giảm đau mỏi cơ bắp, khí huyết lưu thông, ngủ ngon giấc hơn.
- Nếu bạn bị phù chân, ngáy nhiều hãy báo cho bác sĩ để thăm khám kịp thời tình hình sức khỏe của mẹ và bé.
- Tránh sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ, ít nhất 1 tiếng. Anh sáng từ điện thoại, ipad làm ảnh hưởng đến sự bài tiết của melatonin, khiến nhịp sinh học của cơ thể bị ảnh hưởng làm cho bà bầu mất ngủ.
- Nếu ngủ không được, mẹ bầu nên ngồi dậy đọc sách, nghe nhạc, v.v… cho đến khi bạn cảm thấy mệt thì có thể dễ ngủ trở lại.
Một số ảnh hưởng đến con và mẹ bầu:
Trẻ dễ bị sanh non:
Với những bà bầu bị mất ngủ ngoài tác động xấu đến cơ thể còn dễ gây ra tình trạng sinh non. Việc sinh non có ảnh hướng lớn đến em bé như: bé sức đề kháng yếu, dễ mắc một số bệnh của trẻ sơ sinh, v.v..
Trẻ dễ bị thiếu máu sau sinh:
Theo nghiên cứu, khoảng thời gian từ 11 giờ đêm đến 3 giờ sáng là thời gian tái tạo máu trong cơ thể em bé diễn ra thuận lợi nhất. Phụ nữ mang thai ngủ trễ hơn 23 giờ có thể ảnh hưởng đến quá trình tự tạo máu tự nhiên của thai nhi, dễ xảy ra tình trạng trẻ sinh ra dễ bị thiếu máu.
Nguồn tham khảo tổng hợp.