Giai đoạn ăn dặm là giai đoạn cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của bé. Nhưng không phải cha mẹ nào cũng biết cho con ăn dặm đúng cách và thời điểm cho ăn dặm thích hợp nhất là khi nào?
Theo khuyến nghị của WHO, thời điểm thích hợp cho trẻ ăn dặm là tròn 6 tháng tuổi. Nếu cho trẻ ăn dặm sớm quá sẽ để lại những tác hại khôn lường. Dưới đây, Kids Plaza sẽ liệt kê ra 5 tác hại của việc cho trẻ ăn dặm sớm, mọi người cùng tìm hiểu nhé:
Nội dung chính
1. Dễ bị dị ứng thức ăn
Bé dễ bị dị ứng thức ăn là một trong các tác hại của việc cho trẻ ăn dặm sớm. Dưới 4 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, do đó việc làm quen sớm với các thực phẩm mới lạ sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng thức ăn, nhất là ở những bé có cơ địa nhạy cảm.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có khoảng từ 8 – 10% trẻ bị dị ứng với 1 hoặc một số loại thực phẩm. Chính vì vậy, các mẹ đừng vội vàng cho con tiếp xúc với đồ ăn dặm quá sớm.
Ngay cả khi đã đến lúc cho ăn dặm, mẹ cũng nên cho ăn thăm dò với mỗi món mới, chỉ nên cho con ăn từng ít một và chú ý quan sát phản ứng của trẻ.
2. Nguy cơ mắc bệnh béo phì
Nhiều công cuộc nghiên cứu của các nhà y khoa đã khẳng định rằng trẻ em ngừng bú sữa mẹ và ăn dặm trước 4 tháng tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh béo phì ở tuổi lên 3 cao hơn so với những bé ăn dặm đúng chuẩn.
Khi mới thay đổi chế độ ăn, trẻ có thể chưa quen nên không muốn ăn, nôn oẹ, bị rối loạn tiêu hóa…Nhưng khi trẻ đã thích nghi và đón nhận chế độ ăn dặm sớm một cách bình thường thì các bà mẹ lại tiến hành tẩm bổ cho con và đến lúc trẻ ăn quá nhiều đã trở thành thói quen thì tất yếu sẽ dẫn đến tăng cân quá mức và bệnh béo phì xuất hiện.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ phát hiện ra rằng các loại ngũ cốc được đưa vào chế độ ăn của trẻ trước tuổi 4 tháng hoặc sau tuổi 7 tháng tuổi sẽ tăng nguy cơ bệnh tiểu đường ở trẻ.
3. Dễ bị tổn thương thận
Nếu cho trẻ ăn dặm sớm, bé chưa đủ sức tiêu hóa hết những thực phẩm mà mẹ cho ăn. Dưới 4 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, không tiết ra đủ chất nhầy, dịch tiêu hóa, thiếu các enzyme như amylase (phân cắt tinh bột), protease (đạm) và lipase (chất béo), không đủ sức phân cắt hết protein, lipid thành các mảnh nhỏ để cơ thể sử dụng.
Vì thế thận sẽ làm việc quá sức nếu bé ăn những thực phẩm giàu protein, lipid và gây cặn lắng ở thận. Không những vậy, việc trẻ tiếp xúc sớm với thức ăn đặc có thể dẫn đến đau dạ dày, táo bón hoặc tiêu chảy.
4. Rối loạn tiêu hóa
Trong 6 tháng đầu, hệ tiêu hóa non nớt của trẻ chỉ phù hợp với việc tiêu hóa sữa, chưa đủ men để xử lý tinh bột và những thức ăn “nặng” khác. Vì vậy, nếu cho trẻ ăn dặm sớm sẽ dẫn tới nguy cơ bị tiêu chảy, đi ngoài phân sống.
5. Dễ bị tổn thương dạ dày
Một trong các tác hại khi cho trẻ ăn dặm sớm là bé dễ bị tổn thương dạ dày.Dạ dày của bé còn non nớt, lớp niêm mạc bề mặt và lớp dịch nhầy bảo vệ mỏng.
Nếu cho bé ăn dặm sớm, khi dạ dày co bóp, thực phẩm đặc có kết cấu hoàn toàn khác sữa cọ xát vào.
Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc cho trẻ ăn dặm sớm có tốt không? Mọi người có thể tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác về chăm sóc trẻ an toàn tại link sau: https://www.kidsplaza.vn/blog
Tham khảo một số sản phẩm bột ăn dặm tốt cho trẻ dưới đây: