21 điều mẹ sau sinh nên kiêng nếu không muốn trả giá đắt khi về già

0
146865

Cơ thể của mẹ sau sinh rất yếu ớt và dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài.

Sau 1 cuộc vượt cạn đầy khó khăn, cơ thể người phụ nữ bị suy yếu do bị mất sức và mất máu nhiều cùng với những mệt mỏi trong quá trình mang thai. Vì vậy, việc kiêng cữ đúng cách là vô cùng cần thiết.

Dưới đây là 21 điều mẹ sau sinh cần kiêng để giữ được 1 sức khỏe tốt nhất.

1. Mẹ nhất định phải nghỉ ngơi ít nhất một tháng. Trong hai tuần đầu sau sinh, ngoài những chuyện sinh hoạt cơ bản như ăn cơm, vệ sinh cá nhân, những việc nhà khác nên hạn chế làm mà hãy nghỉ ngơi trên giường. Nếu mẹ thường xuyên di chuyển, làm việc thì tử cung sẽ dễ bị sa xuống.

2. Khi ở bệnh viện về, các mẹ nên cho con bú sớm. Dù bú sữa mẹ hay sữa bột cho bé thì cũng nên ngồi chăm cho con bú. Con bú bao nhiêu cữ mẹ ngồi bấy nhiêu. Thời gian còn lại nên nằm nghỉ ngơi vì như vậy sẽ đỡ đau lưng sau này hơn. Những người hiểu biết đến thăm cũng sẽ không ai chê bạn là bất lịch sự cả. Lưu ý đi lại cũng nên nhẹ nhàng, tránh làm việc nặng, bê vác,…

>>> Xem thêm: Mẹ khôn ngoan nên thuộc lòng 7 mẹo này để không bị tắc sữa

3. Phòng sản phụ sau sinh nên thoáng mát. Bà đẻ cũng nên lau người bằng rượu gừng cho thơm tho. Như vậy, cơ thể bạn không có mùi gái đẻ. Và rượu gừng cũng làm ấm cơ thể, tẩy mùi cho bà đẻ rất hiệu quả.

4. Trong tháng bà đẻ không nên làm nhiều việc nặng hoặc giặt quần áo bằng tay vì như vậy sau này gân tay nổi nhiều rất xấu.

5. Không kiêng tắm, với những mẹ sinh thường có thể tắm luôn sau sinh. Tuy nhiên mẹ nên tắm gội cách nhau và thời gian tắm gội không được quá 10 phút.

6. Không được gội đầu quá lâu vì làm như thế bạn sẽ dễ bị cảm lạnh. Phải gội nhanh, nhẹ nhàng bằng nước ấm sau đó lau khô tóc ngay

7. Vẫn vệ sinh răng miệng nhưng bằng nước ấm. Điều này vừa giúp răng miệng sạch sẽ lại không gây ê buốt răng vì không dùng nước lạnh.

>>> Xem thêm: Xót xa bà mẹ 24 tuổi chia sẻ “vết tích” bụng rạn sau 13 ngày sau sinh

8. Có thể dùng chai nước nóng hoặc túi chườm nóng để chườm bụng, lưng và hai bên bẹn. Việc này giúp bạn giảm các cơn đau lưng mỏi gối, đồng thời tăng sức đàn hồi của bắp thịt và da bụng, nhờ đó da bụng bớt nhăn, bụng sẽ nhỏ lại.

9. Trong thời gian này bạn nên để người khác tắm cho con, nếu không bạn sẽ dễ bị đau lưng, chân tay nhức mỏi.

10. Không được leo cầu thang trong kỳ kinh nguyệt, không nâng vác vật nặng.

11. Không khóc, nếu không mắt bạn sẽ sớm bị lão hóa; không xem ti vi nhiều để mắt có thời gian nghỉ ngơi.

12. Không nên ăn quá nhiều trong một bữa mà nên ăn thành nhiều bữa mỗi ngày.

13. Không ăn đồ ăn quá mặn hay đồ ăn sống hoặc có tính hàn như cua, rau đay, không nên ăn quá sớm những thức ăn tanh như cá, ốc. Tránh những thức ăn gây dị ứng, không ăn đá lạnh. Nên ăn mướp, thịt nạc, rau đậu, cà chua, chuối.

14. Trong thời gian ở cữ, không được ra ngoài hóng gió, tránh nhiễm lạnh.

15. Bạn không nên đi dép lê mà nên đi tất, giầy. Khi rửa mặt phải dùng nước ấm, không mang vác vật nặng. Sau một tháng bạn có thể hoạt động như bình thường.

16. Sản phụ không nên tự ý sử dụng thuốc, kể cả thuốc bổ, trong thời gian cho con bú để không ảnh hưởng tới chất lượng sữa cũng như sức khỏe của em bé.

17. Sản phụ sau sinh không nên nằm trong phòng quá kín. Cả mẹ và bé đều cần được tắm nắng mỗi ngày để giúp cho cơ thể mẹ phục hồi sức khỏe và giúp bé mau phát triển. Tốt nhất là mẹ và bé nên tắm nắng trước 8h và không nên tắm nắng quá 30 phút.

18. Các sản phụ có thể xem tivi hoặc đọc báo để cập nhật tin tức, xả stress tuy nhiên nên cân đối thời gian nghỉ ngơi để mắt không bị rơi vào tình trạng mệt mỏi.

19. Các sản phụ nên kiêng sinh hoạt tình dục một thời gian cho tử cung phục hồi. Nên tránh xúc động mạnh, sang chấn tinh thần vì các stress có thể gây nguy hại cho sức khỏe sản phụ, gây thiếu sữa.

20. Không nín đi vệ sinh nếu không các mẹ sẽ bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

21. Sau sinh cơ thể sản phụ cần 1 thời gian để sản dịch ra ngoài. Vì vậy không gen bụng quá sớm vì có thể khiến sản dịch bí ứ, dạ con khó co lại ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ.

Hy vọng với 21 điều sau sinh nên kiêng được chia sẻ bài viết trên sẽ giúp ích cho mẹ bỉm đảm bảo sức khỏe sau sinh.

Các bài viết liên quan: