Chăm sóc bé mới sinh như thế nào mới đúng cách để giúp bé phát triển khỏe mạnh và toàn diện nhất? Muốn thế bố mẹ hãy ghi nhớ ngay 19 điều sau để giúp con vừa nhanh chóng thích nghi với môi trường mới lại vừa tránh được những nguy cơ tiềm ẩn xảy ra với bé.
- Luôn giữ thân nhiệt của con ở mức ổn định: Nếu trới nắng thì cới r bớt áo ra còn trời lạnh thì mặc thêm áo vào cho con. Và nếu như quần áo của con bị ướt do đổ mồ hôi hay sữa, nước đổ vào hay bị dính bẩn thì bố mẹ nên thay ngay cho bé để tránh cơ thể bị nhiễm lạnh trở lại.
- Trước khi chăm sóc bé sơ sinh thì cần phải rửa tay thật sạch: Do sức đề kháng của trẻ còn rất yếu nên chưa thể tự mình chống lại các vi khuẩn gây bệnh được. Vì thế khi tiếp xúc với trẻ và nhất là khi vừa đi từ bên ngoài vào các bậc cha mẹ cần phải rửa sạch tay trước khi chạm vào cơ thể bé để tránh các vi khuẩn gây hại tác động tới sức khỏe của con.
- Các dụng cụ ăn uống và vật dụng của bé cần được vệ sinh sạch sẽ: Các dụng cụ như: bình sữa, tách, ly, muỗng,… đều phải được vệ sinh sạch sẽ và tiệt trùng cẩn thận trước khi sử dụng. Đồ chơi của bé thì cần phải được giữ gìn vệ sinh để tránh sự tác động của vi khuẩn gây hại. Quần áo, mũ, bao tay, bao chân cho bé cần được giặt với nước giặt sạch với nước giặt chuyên dụng cho trẻ sơ sinh và cần được phơi ở những nơi khô thoáng, nhiều ánh nắng mặt trời.
- Phòng ngủ cho bé phải đảm bảo chất lượng: Muốn thế bố mẹ cần chú ý phòng cho bé ngủ phải thông thoáng, không có có gió lùa nhưng cũng không được bí quá, môi trường không bị ô nhiễm và không có những tiếng ồn xung quanh, nguồn sáng cũng không được gây chói mắt cho bé và người chăm sóc bé nhưng cũng không được cho bé nằm ở phòng tối vì vừa khó chăm sóc lại có thể không thể phát hiện sớm được bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh.
- Cho bé bú hoàn toàn sữa mẹ trong suốt 6 tháng đầu đời: Trong giai đoạn này thì nguồn dinh dưỡng tốt nhất và duy nhất dành cho trẻ sơ sinh đó chính là sữa mẹ vì sữa mẹ chứa đầy đủ những chất dinh dưỡng và kháng thể cho bé phát triển khỏe mạnh và toàn diện. Lưu ý: Không cần phải cho bé uống nước tráng miệng vì có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, hệ tiêu hóa và sức đề kháng của trẻ. Với những bà mẹ vì một số lí do sức khỏe nào đó không thể cho con bú mẹ mà phả dùng sữa ngoài thì cần lưu ý chọn loại sữa phù hợp với bé và cần phải lưu ý tới tư thế cho bé bú và tiệt trùng kĩ các dụng cụ trước khi dùng và cần phải vệ sinh các dụng cụ pha sữa sạch sẽ sau mỗi lần pha. Ngoài ra các mẹ cần pha sữa cho trẻ sơ sinh theo đúng công thức và hướng dẫn của nhà sản xuất và khi làm nguội sữa xuống bằng nhiệt độ cơ thể thì cho bé bú ngay, không nên để lâu.
- Chú ý tới tư thế ngủ của bé sơ sinh: Tư thế tốt nhất là nên cho con nằm ngửa hoặc nằm nghiêng, đầu kê cao hơn thân một chút để tránh nguy cơ gây sặc nhưng cũng không được kê cao quá vì sẽ ảnh hưởng tới xương cột sống của trẻ. Mách nhỏ mẹ: gấp chiếc khăn xô mỏng lại làm 2-4 lần để lót đầu cho con là tốt nhất. Vì sao không nên cho bé sơ sinh nằm sấp vì như thế có thể dẫn tới nguy cơ trẻ đột tử khi ngủ.
- Không bao giờ để con một mình: Luôn cần có người trông coi và chăm sóc trẻ để kịp thời xử trí các trường hợp nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của trẻ như là nôn trớ, sặc, té ngã khỏi giường, chăn chùm lên mặt,…
- Không nên đưa trẻ tới những nơi đông người hay đến gần những nguồn lây bệnh nhất là khi các loại dịch bệnh bắt đầu vào mùa bởi trẻ sơ sinh sức đề kháng còn rất yếu nên rất dễ bị các loại vi khuẩn gây bệnh tác động.
- Không để các bình nước nóng hoặc chứa chất bay hơi ở gần trẻ: vì chúng có thể gây nguy hiểm khi ba mẹ dùng nhầm cho trẻ.
- Tránh tuyệt đối việc để các vật dụng nguy hiểm hoặc ổ điện ở gàn trẻ: Mặc dù trẻ chưa thể cầm nắm nhưng rất có thể chúng rơi trúng hoặc trẻ chạm tay vào nguồn điện cũng gây nguy hiểm cho trẻ.
- Tránh cho trẻ tắm trực tiếp dưới vòi nước nóng vì không cẩn thận có thể khiến con bị bỏng nặng. Và không được hâm sữa cho bé bằng lò vi sóng vì sẽ tạo ra những điểm nóng lạnh không đồng đều cũng dễ khiến bé bị bỏng miệng.
- Khi trẻ chưa rụng rốn thì việc để hở phần rốn cũng có thể giúp bé mau lành hơn.
- Không cho trẻ chơi những cục bi nhỏ hay những vật sắc nhọn vì có thể khiến trẻ hít sặc hoặc gây ra chấn thương.
- Thay tã cho bé thường xuyên để tránh bị nhiếm trùng da, hăm da khiến bé khó chịu, quấy khóc.
- Nhớ tiêm phòng cho trẻ mũi tiêm vitamin K1 (phòng ngừa xuất huyết não) và viêm gan các bố mẹ nhé!
- Nắm rõ lịch tiêm phòng để đưa trẻ tới các cơ sở y tế, trạm y tế để tiêm ngừa đúng lịch.
- Không tự ý làm thầy thuốc cho con ví dụ như cho trẻ uống nước cam thảo, đắp sái á phiện lên rốn,… mà nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để có những chuẩn đoán và cách trị bệnh đúng cách nhất.
- Nếu trẻ bị bệnh và phải dùng thuốc thì hãy tuân thủ theo đúng chỉ định và hướng dẫn của các y, bác sĩ.
- Tìm hiểu những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh để đưa con đi khám bác sĩ để sớm có sự can thiệp kịp thời.
(Tổng hợp)