Cuộc chiến “sống còn” của thị trường bán lẻ

0
1045

ICTnews – Khi các doanh nghiệp nước ngoài mạnh tay đầu tư vào thị trường Việt Nam thì cuộc chạy đua của ngành bán lẻ trong nước ngày càng trở nên khốc liệt. Các đơn vị bán lẻ không ngừng đưa ra những “chiêu độc” để có thể giữ vững vị trí của mình.

Cuộc “đổ bộ” của các “đại gia” nước ngoài

Theo thực tế, thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay đang dần rơi vào tay các “đại gia” nước ngoài. Các chuỗi trung tâm thương mại lớn như Lotte (Hàn Quốc), Aeon (Nhật Bản) đang thâm nhập vào thị trường và phát triển mạnh trong vài năm trở lại đây. Gần đây nhất là cuộc đổ bộ của người Thái khi mua lại và mua cổ phần hàng loạt các siêu thị, chuỗi bán lẻ lớn tiếng tăm như Metro, Nguyễn Kim, BigC… Có thể nói, các “ông lớn” này gần như đang muốn thâu tóm thị trường bán lẻ Việt Nam.  Cùng với tâm lý sính ngoại của người tiêu dùng Việt, đặc biệt là hàng Nhật, Thái thì chắc chắn các doanh nghiệp nước ngoài sẽ không ngừng tham vọng phát triển trên mảnh đất màu mỡ này. Các doanh nghiệp trong nước làm gì trong cuộc chạy đua này?

images1680946_2602_doanh_nghiep_ban_le

Cuộc chiến “sống còn” của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước

Có thể nói, ngay cả khi các doanh nghiệp nước ngoài tấn công mạnh vào thị trường bán lẻ thì các doanh nghiệp trong nước vẫn không ngừng phát triển và có chỗ đứng nhất định đối với người tiêu dùng.

Cuộc đua trên thị trường bán lẻ trong nước ngày càng trở nên khốc liệt để các doanh nghiệp giành lại thị phần và giữ vững vị trí của mình. Các doanh nghiệp bán lẻ trong nước đang không ngừng nâng tầm cả về chất lượng sản phẩm, cạnh tranh về giá và đặc biệt là dịch vụ khách hàng ưu việt để giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới. Một số chuỗi siêu thị lớn như Co.opmart, Mediamart, Thế giới di động, FPT Shop… tung ra các chiêu thu hút khách hàng bằng cách đánh vào tâm lý và lợi ích người tiêu dùng được hưởng. Ngoài các sản phẩm đáp ứng thị hiếu, nhu cầu của khách hàng thì điểm mấu chốt để các doanh nghiệp bán lẻ bứt phá và ghi điểm đó chính là chú trọng tới dịch vụ chăm khách hàng vượt trội.

Quyền quyết định thuộc về người tiêu dùng

ba-le

Gần đây nhất, hệ thống siêu thị mẹ và bé Kids Plaza đã tung ra dịch vụ ưu việt: đổi trả hàng trong vòng 45 ngày, khách hàng khi đã mua sản phẩm nếu không thích hoàn toàn có thể trả lại hàng và hoàn tiền chỉ trong 5 phút. Đây là đơn vị duy nhất hiện nay trong ngành bán lẻ dám thực hiện chính sách này. Với phương châm “Hoàn tiền nhanh gọn – Lựa chọn an tâm” dịch vụ này mới ra mắt nhưng đã rất được lòng người tiêu dùng. không thể phủ nhận sức hút của các dịch vụ tiện ích vượt trội mang tới lợi ích tối đa cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, hiện tại chỉ có một vài đơn vị dám “liều mình” thực hiện các chính sách này. Các doanh nghiệp khác vẫn đang dõi theo kết quả và theo chân các đơn vị tiên phong đã đưa các dịch vụ này đi vào hoạt động.Một xu hướng gần đây được các doanh nghiệp chạy theo đó là sử dụng đầu số hotline miễn phí, mang tới sự tiện ích nhất cho khách hàng khi đặt hàng online – một phương thức mua sắm được người tiêu dùng đặc biệt yêu thích. Đặt hàng dễ dàng, không màng cước phí giúp việc mua sắm trở nên tiết kiệm một cách tối đa. Các đơn vị bán lẻ đang rục rịch theo chân nhau đưa dịch vụ này đi vào hoạt động.

Có thể thấy, việc để người tiêu dùng nhận thấy lợi ích họ được hưởng là vô cùng cần thiết. Đây sẽ là điểm mấu chốt để các doanh nghiệp bứt phá trong “cuộc đua đường trường” của ngành bán lẻ. Các đơn vị bán lẻ đang từng ngày, từng giờ chạy đua để có những dịch vụ hoàn hảo nhằm chiều lòng những “thượng đế”, và chính người tiêu dùng là người có quyền quyết định có sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp hay không bởi những lợi ích mà họ nhận được.

Nguồn: http://ictnews.vn/kinh-doanh/cuoc-chien-song-con-cua-thi-truong-ban-le-135879.ict