1. Ngó sen
Ngó sen là loại thực phẩm có công dụng thanh nhiệt, mát huyết, nhuận tràng. Ăn nhiều ngó sen có thể giúp sản phụ tiêu ứ máu, chống suy nhược cơ thể, tăng sự thèm ăn, thúc đẩy tiêu hóa, tăng tiết sữa.
2. Hoa hiên
Hoa hiên (hoa kim châm) là loại thảo dược có tính mát, vị ngọt nên thường dùng để nấu canh. Theo Đông y loại rau này có tác dụng lợi tiểu, hạ sốt, giảm đau, loại bỏ sưng tấy và ngăn chảy máu. Trong thời kỳ ở cữ, sản phụ dễ bị đau bụng, tiểu tiện không thông, sắc mặt xanh xao, ngủ không ngon giấc nếu ăn nhiều loại rau này sẽ giúp loại bỏ được những triệu chứng trên.
3. Giá đỗ
Giá đỗ với hàm lượng đạm lớn giúp kích thích sự tăng trưởng của các tế bào mô – vốn bị tổn hại trong quá trình vượt cạn. Hàm lượng vitamin C cao trong giá đỗ giúp tăng tính đàn hồi và chống xơ vữa thành mạch máu, ngăn ngừa xuất huyết. Đối với các bà mẹ sau khi sinh thì lượng chất xơ trong giá đỗ còn giúp nhuận tràng, thông tiểu.
4. Rong biển
rong biển chứa nhiều iốt và sắt, iốt là nguyên tố chính để cấu thành tuyến giáp, còn sắt giúp hình thành các tế bào máu, sản phụ ăn nhiều rong biển có thể chống mệt mỏi, làm tăng tiết sữa, có lợi cho sự phát triển cho cơ thể trẻ sơ sinh.
5. Rau xà lách
Rau xà lách chứa nhiều khoáng chất như canxi, photpho, sắt…, có lợi cho xương và răng, giúp lưu thông khí huyết, lợi tiểu, thông sữa và có lợi cho người ít sữa sau sinh.
6. Rau ngót
Rau ngót là sự lựa chọn số một của sản phụ sau sinh. Từ góc độ dinh dưỡng, lá rau ngót chứa rất nhiều vitamin C, A, B, protein, canxi, chất béo, phốt pho, sắt,… Ăn rau ngót có thể giúp bà mẹ tăng lượng sữa, điều này là do bắt nguồn từ những tác động nội tiết của các hợp chất hoá học sterols có tính chất estrogen.
Ngoài ra, ăn rau ngót giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ viêm nhiễm. Hàm lượng vitamin C lớn trong rau ngót là yếu tố cần thiết giúp cơ thể chữa lành vết thương. Hơn nữa, hàm lượng vitamin A tương đối cao trong rau ngót cần thiết cho cơ thể để ngăn ngừa các bệnh về mắt, tăng trưởng tế bào, hệ miễn dịch, sinh sản, và duy trì làn da khỏe mạnh.
7. Rau má
Rau má cũng là một loại rau giúp tăng sữa cho sản phụ. Không chỉ có vậy, phụ nữ sau sinh dùng rau má còn giúp kháng khuẩn, vết thương mau lành hơn. Đây cũng là bài thuốc lưu thông khí huyết, giúp da dẻ hồng hào, trẻ lâu nữa đấy.
Các mẹ có thể dùng rau má khô để đun uống thay nước hàng ngày. Còn rau má tươi thì để nấu canh cũng rất tốt. Có thể nấu rau má với thịt bò, thịt gà, thịt nạc thăn băm để đổi món.
8. Nghệ
Từ xa xưa các cụ đã truyền tai nhau rất nhiều những bài thuốc dân gian chữa bệnh từ củ nghệ. Với công dụng chống ung thư, chống oxy hóa, giải độc, kháng viêm, kháng khuẩn… củ nghệ không chỉ tốt cho người bệnh mà còn là vị thuốc thần kỳ đối với các chị em sau khi sinh.
Củ nghệ có tính chất chống oxy hóa tuyệt vời, làm tăng miễn dịch và ngăn nhiễm trùng ở thai phụ. Không những thế, nghệ còn có tác dụng làm giảm cholesterol thừa trong máu, giúp duy trì mức độ cholesterol thích hợp trong cơ thể, làm tan mỡ bụng, giúp các mẹ duy trì 1 thể trạng hợp lý sau sinh.
Phụ nữ sau sinh, làn da thường bị nám do thay đổi nội tiết tố, kèm theo thâm đen ở bẹn đùi và nách. Nghệ có tác dụng làm trắng, trị mụn nhờ việc tẩy tế bào chết trên da, hạn chế các vết chàm trên da nhờ tác dụng sát khuẩn đặc biệt; giảm và chống sẹo, thu nhỏ lỗ chân lông, chống nhờn và se vết rạn.
9. Rau mồng tơi
Với những mẹ bầu ít sữa thì rau mồng tơi là lựa chọn lý tưởng. Ngoài ra, trong rau mồng tơi có chứa vitamin A, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt rất tốt cho thai phụ… Món ăn nấu từ mùng tơi với gà ác, đậu đen ninh nhừ ăn nóng sẽ giúp sản phụ nhiều sữa, mau hồi phục sức khỏe lại có làn da hồng hào, tóc đen mượt và giảm chứng táo bón sau sinh.
10. Đu đủ xanh
Đu đủ chứa nhiều prtein, chất béo, các loại vitamin A, B, C, D, E… Nấu cháo cùng móng giò và đu đủ xanh là một trong những cách giúp lợi sữa, thông sữa rất hiệu quả cho các bà mẹ đã được lưu truyền và sử dụng rộng rãi. Mặt khác, món ăn này cũng giúp trị chứng ít sữa hoặc sữa quá loãng.
Nếu không nấu đu đủ cùng chân giò thì có thể thay thế chân giò bằng cá chép hoặc cá quả cũng có hiệu quả tăng cường sữa.
11. Củ sen
Củ sen chứa một lượng lớn các loại vitamin, khoáng chất, tinh bột, tốt cho lá lách và dạ dày, lợi sữa, thanh nhiệt.
Bà mẹ mới sinh ăn củ sen góp phần loại bỏ những tích tụ trong ổ bụng còn tắc nghẽn, lợi cho đường tiêu hoá, tăng sự thèm ăn, tiết sữa nhiều góp phần nuôi dưỡng trẻ sơ sinh khoẻ mạnh.
12. Rau đay
Theo nghiên cứu, trong thành phần rau đay có chứa rất nhiều dưỡng chất quan trọng như canxi, phootpho, sắt, kali và các loại vitamin…. Trong hạt của quả rau đay có chứa nhiều glycoside khác nhau, nhưng chủ yếu là corchorosid và olitorisid. Theo Đông y, rau đay có vị cay, tính lạnh, không độc, có công dụng giải nhiệt, nhuận tràng, tiêu đàm, cảm nắng,… Vì vậy, đây là món ăn rất tốt cho sản phụ sau sinh.
Với sản phụ tuần đầu tiên sau sinh nên ăn 150-200g rau đay vào những bữa chính hàng ngày. Các tuần sau, mỗi tuần ăn 2 lần với từ 200-250 g sẽ rất có tác dụng tăng lượng sữa và lượng chất béo trong sữa. Các mẹ có thể dùng rau đay để nấu canh, rất dễ ăn và đặc biệt đây là loại rau phổ biến nên rất dễ kiếm.
13. Rau lang
Luộc hoặc xào ngọn, lá rau khoai lang ăn hàng ngày vừa giúp nhuận tràng, vừa lợi sữa rất tốt cho sản phụ sau sinh. Mỗi lần các mẹ luộc khoảng 200g rau lang, khi ăn có thể chấm với muối vừng nếu thích.
14. Cà rốt
Táo bón khi mang bầu và sau sinh là vấn đề khiến nhiều bà mẹ cảm thấy khó chịu. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, cà rốt chứa nhiều beta carotin, vitamin B9, carotene và vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, protein, chất béo, chất xơ thô, sắt, canxi, phốt pho, có tác dụng giúp điều hòa ruột, nhuận tràng và làm khoan khoái bụng. Hơn nữa, canxi giúp tǎng cường xương, rǎng và thành ruột tốt cho cả mẹ và thai nhi.
Chất xơ trong loại củ này có thể tăng cao khả năng trao đổi chất, cải thiện chức năng đường ruột dạ dày, tình hình táo bón cũng được cải thiện và giảm đáng kể. Khi mang thai và sau sinh nếu bị táo bón chỉ cần ăn cháo cà rốt 1 lần/ngày, ăn liên tục từ 3-5 ngày hoặc dùng nước ép cà rốt có tác dụng điều trị táo bón khá hiệu quả.
15. Hoa bí
Hoa bí giàu protein thực vật và các khoáng chất như photpho, sắt, vitamin A và C, ăn rất ngon miệng và bổ dưỡng. Ăn hoa bí giúp sản phụ lợi tiểu, hạ nhiệt; khi gặp các triệu chứng như đau bụng, khó ngủ, da dẻ xanh xao các mẹ cũng nên ăn nhiều loại rau này.
16. Rau bina (rau chân vịt)
Các loại rau có lá màu xanh đậm rất tốt cho việc tăng cường hàm lượng sắt và protein nguồn gốc thực vật. Các loại rau như rau chân vịt, bông cải xanh,… chứa nhiều protein thực vật mà cơ thể cần để sản sinh ra sữa. Hơn nữa, các loại rau này cũng cung cấp một nguồn chất xơ tốt cho cơ thể.
Nguồn: st
>>> Ngoài bổ sung dưỡng chất từ rau củ quả, mẹ cũng nên bổ sung thêm các viên uống vitamin sau sinh, sản phẩm lợi sữa: