Ngay sau khi sinh, bé sẽ trải qua rất nhiều những xét nghiệm, đánh giá nhằm loại trừ những bất thường về sức khỏe mà không phải mẹ nào cũng biết đâu nhé!
Nội dung chính
- 1 1 phút sau sinh: Đánh giá chỉ số Apgar
- 2 Bé được da tiếp da với mẹ
- 3 5 phút sau sinh: Đánh giá chỉ số Apgar
- 4 Đo cân nặng và chiều cao
- 5 Gắn tên cho bé
- 6 Tiêm Vitamin K
- 7 Đánh giá tổng thể sức khỏe bé
- 8 Đánh giá tình trạng vàng da
- 9 Kiểm tra thính lực
- 10 Lấy mẫu máu ở gan bàn chân
- 11 Kẹp rốn
- 12 Khám sức khỏe 10 ngày sau sinh
- 13 Khám sức khỏe 6-8 tuần sau khi sinh
- 14 Đăng ký giấy khai sinh cho bé
- 15 Tiêm phòng cho bé
1 phút sau sinh: Đánh giá chỉ số Apgar
Đây là đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể của bé dựa trên các đánh giá về màu da, nhịp tim, phản xạ, cử động và hô hấp. Chỉ số Apgar được tiến hành đánh giá ngay sau 1 phút bé chào đời.
Các bài viết liên quan:
- Lấy máu gót chân làm sàng lọc sơ sinh cứu cả cuộc đời của trẻ
- Tầm quan trọng và lợi ích của việc làm sàng lọc mất thính lực cho trẻ sơ sinh ?
- Kinh nghiệm sinh nở tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội và Phụ sản Trung ương
Bé được da tiếp da với mẹ
Bé được da tiếp da với mẹ sau khi sinh. Phương pháp này mang lại nhiều lợi ích lớn không chỉ về mặt sức khỏe mà còn về cả tinh thần cho cả 2 mẹ con. Đối với mẹ, khi được da kề da với bé sẽ giúp tăng tình mẫu tử, giúp mẹ tăng sản xuất các hooc-môn oxytocin, co hồi tử cung và cũng mau về sữa hơn. Còn đối với bé sẽ kích thích những phản xạ theo bản năng để bé phát triển tốt hơn sau này.
5 phút sau sinh: Đánh giá chỉ số Apgar
Sau khi sinh khoảng 5 phút bé sẽ được đánh giá thêm một lần nữa về chỉ số Apgar để đảm bảo chắc chắn là bé có gặp vấn đề bất thường nào về sức khỏe hay không?
Đo cân nặng và chiều cao
Sau khi đánh giá tổng quát về sức khỏe của bé thì khoảng 1 giờ sau khi sinh, các bác sĩ sẽ tiến hành đo cân nặng và chiều dài cơ thể, chu vi vòng đầu và nhiệt độ cơ thể của bé.
Gắn tên cho bé
Việc gắn tên hoặc số cho bé sau khi sinh để tránh tình trạng nhầm lẫn các bé với nhau.
Tiêm Vitamin K
Tại một số bệnh viện sẽ tiến hành tiêm mũi vitamin K cho trẻ sơ sinh. Vitamin K là mũi tiêm rất quan trọng giúp phòng ngừa tình trạng xuất huyết não, đóng vai trò quan trọng giúp đông máu cho cơ thể.
Đánh giá tổng thể sức khỏe bé
Thêm một lần đánh giá tổng thể sức khỏe của bé nữa để xem bé có bất thường gì không? Lần đánh giá này sẽ được thực hiện khoảng 72 giờ sau khi sinh.
Đánh giá tình trạng vàng da
Sau 72 giờ kể từ khi sinh thì bé sẽ được tiến hành đánh giá tình trạng vàng da cơ bản. Có 2 loại vàng da đó là: vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Nguyên nhân gây ra tình trạng vàng da đó là gan bé chưa đủ trưởng thành để loại bỏ bilirrubin trong máu.
- Vàng da sinh lý là khi bé bị vàng da ở vùng mặt, cổ, ngực, vùng bụng phía trên rốn và sẽ tự hết trong vòng 1-2 tuần.
- Vàng da bệnh lý là bé sẽ bị vàng da ở nhiều vùng trên cơ thể.
Kiểm tra thính lực
Sau đó bé sẽ được kiểm tra thính lực tại bệnh viện.
Lấy mẫu máu ở gan bàn chân
Khoảng 5-8 ngày sau khi sinh, các bác sĩ sẽ lấy mẫu máu ở gan bàn chân của bé để đem xét nghiệm. Xét nghiệm này liên quan đến u nang và tế bào hình liềm. Thường các bệnh viện Việt Nam ít khi thực hiện các xét nghiệm này.
Kẹp rốn
Kẹp rốn vừa giúp đảm bảo vệ sinh và an toàn cho bé, mẹ có thể thoải mái tắm cho con mà không sợ nước dính vào rốn của bé. Chỉ cần thay băng rốn thường xuyên tới khi rốn rụng là được. Khi rốn rụng thì kẹp rốn cũng sẽ rụng theo các mẹ nhé.
Khám sức khỏe 10 ngày sau sinh
10 ngày sau khi sinh bé sẽ được khám sức khỏe tổng thể bởi các bác sĩ nhi khoa.
Khám sức khỏe 6-8 tuần sau khi sinh
Sau 6-8 tuần sau sinh bé sẽ được khám và kiểm tra các phản xạ, cử động, chiều cao và cân nặng lần nữa,…
Đăng ký giấy khai sinh cho bé
Sau khi mọi thứ đã ổn định thì mẹ hãy tiến hành làm thủ tục đăng kí khai sinh cho bé nhé. Bé cần phải được đăng kí giấy khai sinh không quá 30 ngày sau khi sinh.
Tiêm phòng cho bé
Trong tháng tuổi đầu tiên của bé thì cần đi tiêm phòng cho bé , đầu tiên cần tiêm mũi lao càng sớm càng tốt. Tiếp theo đó sẽ là các mũi tiêm như tiêm phòng viêm gan B, tiêm mũi tổng hợp phòng 5 bệnh phổ biến, các mũi tiêm quan trọng khác,…
Mẹ thấy đây, trong khi mẹ vừa bước qua cuộc vượt cạn vất vả và mệt mỏi thì bé yêu cũng phải trải qua rất nhiều những đánh giá và xét nghiệm mới đấy, lại còn phải làm quen với môi trường lạ lẫm bên ngoài nữa, con cũng mệt mỏi giống như các mẹ vậy đấy ạ.
Theo Emdep