Nếu vừa sinh em bé xong chắc nhiều mẹ sẽ rất giật mình vì những hiện tượng rất “lạ” ở bé sơ sinh. Các mẹ hãy cùng Kids Plaza tìm hiểu xem chúng là gì và nguyên nhân sao lại có, có nên lo lắng hay không.
1. Đầu trẻ khác thường:
Nếu bạn để ý sẽ nhìn thấy hình dạng đầu của bé có sự thay đổi khá nhiều kể từ lúc sinh ra cho đến khi bé được một vài tiếng sau đó. Mới sinh ra đầu bé hình nón do xương mềm và khe hở ở sọ có thể thay đổi linh hoạt để bé dễ dàng chui ra được. Điều này giúp chống lại những tổn thương như: gãy xương sọ và chấn thương não của bé sau sinh, nên mẹ có thể hoàn toàn yên tâm nhé.
2. Bé rất hay giật mình:
Sau nhiều tháng bé cuộn tròn trong bụng mẹ, giờ đây bé vẫn giữ thói quen như đạp đẩy trong nước ối. Tuy nhiên, sau khi ra ngoài bé không thể đạp chân vào bụng mẹ và lộn vòng trong nước ối một cách dê dàng, đó chính là những nguyên nhân bé có những cơn giật mình.
3. Bộ phận sinh dục to:
Thực ra, bộ phận sinh dục của các bé sơ sinh có vẻ to hơn bình thường bởi chúng bị sưng do áp lực chèn ép cơ thể trong suốt quá trình sinh và nước ối vẫn còn trong các mô của bé. Ở các bé trai, Hooc-mon sinh dục làm to tinh hoàn còn ở các bé gái sẽ làm môi âm hộ sưng lên. Sau một vài ngày, bộ phận sinh dục của các bé sẽ trở lại trạng thái bình thường nên các mẹ có thể yên tâm nhé.
4. Bé đói rất nhanh:
Trong những tuần đầu sau sinh bạn chỉ bận cho bé bú cũng đã chiếm hết thời gian trong ngày bởi bé đói rất nhanh. Việc cho bé bú nhiều cũng giúp cho tuyến sữa của bé phát triển đáp ứng đầy đủ nhu cầu bú sữa của bé. Hơn nữa sữa mẹ rất dễ tiêu hóa sẽ làm bé cảm thấy nhanh đói và luôn muốn bú tiếp. Chính vì việc ăn nhiều thế nên trọng lượng của bé tăng rất nhanh trong giai đoạn từ 4 – 6 tuần tuổi.
5. Chân và tay của bé lạnh hơn các bộ phận khác:
Vì hệ tuần hoàn của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện, máu luôn được ưu tiên chảy đến các cơ quan quan trọng của cơ thể trước. Chính vì thế tay và chân bé thường không được ưu tiên và lạnh hơn so với các bộ phận khách. Chính vì thế các mẹ hãy luôn đeo tất tay và tất chân để giữ ấm cho bé.
6. Bé gái có “kỳ kinh nguyệt” nhỏ
Nếu bạn sinh con gái, thì không phải lo lắng khi nhìn thấy ở mặt tã, bỉm có dính ít máu, đây là việc hoàn toàn bình thường không gây nguy hại. Các bé gái sẽ trải qua giai đoạn này trong những tuần đầu tiên của cuộc đời và nó chỉ kéo dài trong vài ngày.
Tuy nhiên nó không phải là máu tươi mà là chút ít dịch màu sẫm được nhìn thấy từ các nếp gấp của tã, bỉm. Nếu bạn thấy bé đi tiểu ra máu tươi với lượng nhiều thì hãy nhanh chóng cho bé đi gặp bác sĩ.
7. Môi bé có vẩy:
Khi mới sinh da trẻ rất mềm và mượt, để ngậm núm vú mẹ hoặc núm bình da môi của bé cứng lại mới nhiều mô vẩy mới xuất hiện để quá trình cho bú diễn ra dễ dàng hơn. Sau một vài tháng bạn sẽ không cảm thấy vảy môi của bé nữa mà nó sẽ dân có những nếp giống như môi của người lớn.
8. Phân bé lỏng hơn:
Do bú sữa mẹ, mà phần lớn sữa mẹ là chất lỏng nên phân bé cũng bị lỏng giống như tiêu chảy vậy. Có những bé đi ị 10 lần/ ngày, nhưng các mẹ cũng không cần lo ngại nhé chỉ cần bé tăng cần bình thường, không quấy khóc do bụng đầy hơi là được.
Trẻ sơ sinh thường đi ị sau ăn bởi theo phản xạ khi có thức ăn lỏng đi vào dạ dày thì chất thải sẽ bị đẩy ra ngoài. Tuy nhiên, các mẹ cũng phải chú ý đến tần suất bú và đi ị của bé, nếu thấy có dấu hiệu bất thường hãy đưa bé đi gặp bác sĩ sớm nhất có thể.
9. Bé rất hay hắt hơi:
Việc hay hay bị hắt hơi có phải có bé bị cảm lạnh? Hay mắc các bệnh nào đó không? Thực ra đầy là cách cơ thể của bé làm sạch mũi và thông suốt các đường hô hấp của bé mà thôi.
10. Da bé có vảy:
Khi ở trong bụng mẹ, da bé có một lớp bảo vệ màu trắng dạng sáp được gọi là bã nhờn thai nhi. Khi tiếp xúc với không khí, do da bị cọ xát và khô, lớp bã nhờn này sẽ khô lại và bắt đầu bị bong, bị bỏng nhiều nhất ở bàn tay và bàn chân của bé. Bạn không cần phải cố gắng làm sạch lớp vảy đó mà chỉ cần bôi kem dưỡng ẩm cho bé là được, lớp vảy đó sẽ bong hết sau 1 – 2 tuần sinh.
11. Bé thở không đều:
Các bà mẹ vẫn thường đặt tay sát mũi bé để kiểm tra hơi thở của bé, nhưng nếu bạn phát hiện bé thở không đều nhịp thì cũng không có gì đáng ngại. Đôi khi trẻ sơ sinh thở không đều nhịp hoặc bỏ nhịp, lúc nhanh lúc chậm một phần là do sự phát triển của cơ hoành và thần kinh của bé điều khiển. Bé ngừng thở đến 20s vẫn được coi là điều bình thường. Khi bé khoảng 6 tuần tuổi thì hô hấp của bé sẽ trở lại bình thường.
12. Tiếng khóc của bé nào cũng vậy:
Có lẽ đây là điều thú vị ở trẻ sơ sinh mà bạn chưa biết. Thực ra trẻ sơ sinh khi đói, mệt hay khó chịu đều có một kiểu giống nhau. Đó là cách cơ thể bé phảm ứng lại những thứ khiến chúng khó chịu, đây được coi như là ngôn ngữ giao tiếp đầu tiên của bé.
Có thể các mẹ quan tâm: Máy hút sữa Spectra