Kể tên 10 loại thực phẩm tốt cho bé ăn dặm

0
2394

Trẻ bắt đầu ăn dặm thì nên ăn gì? là thắc mắc của rất nhiều bậc làm cha làm mẹ. Dưới đây là danh sách 10 thực phẩm tốt cho trẻ ăn dặm mà Kids Plaza tổng hợp được muốn chia sẻ đến với mọi người. Hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây:

Bí đao

Bí là loại thực phẩm có vị ngọt tự nhiên, kết cấu mềm, dễ ăn, cung cấp cho bé lượng vitamin A, C dồi dào. Ngoài ra, bí đao còn có tác dụng phòng ngừa táo bón, giảm viêm tấy. Bí đao là loại rau thanh nhiệt, chỉ sau dưa chuột.

Cách chế biến: mẹ lấy bí đao xay nhuyễn và nấu bột cho trẻ, trộn cùng với sữa bột hoặc sẽ mẹ, tạo thành món ăn dặm bổ dưỡng cho bé. Mẹ cũng có thể ép lấy nước bí đao cho bé uống.

Đậu lăng

Đậu lăng là nguồn dinh dưỡng tuyệt với cho bé tập ăn dặm. Món đậu này rất giàu protein và chất xơ, canxi giúp bổ sung dưỡng chất đa dạng cho bé. Đây được là loại thực phẩm rẻ và tốt nhất cho sức khỏe của bé.

Cách chế biến: Các mẹ nghiền nhỏ đậu lăng, trộn cùng sữa để cho bé tập ăn dặm như các loại ngũ cốc thông thường.

Đậu lăng là loại ngũ cốc rẻ và bổ dưỡng cho bé khi ăn dặm

Rau màu xanh đậm

Đây là loại rau cung cấp nhiều chất sắt và vitamin, beta-carotene. Rau cải bó xôi hay còn gọi là rau bina có lẽ nổi tiếng nhất trong nhóm này, ngoài ra còn có cải xoăn, củ cải.

Cách chế biến: mẹ loại bỏ lá rau úa, vàng, lựa chọn các lá rau tươi non nhất rồi xay nhuyễn để chuẩn bị cho món ăn của bé. Mẹ có thể sử dụng bột “rau” để quấy với bột ngũ cốc, bột trẻ em, trộn cũng sữa để tăng cường rau trong khẩu phần ăn của bé.

Bông cải xanh

Giàu chất xơ, can xi, bông cải xanh có tác dụng chống ung thư. Các hợp chất trong súp lơ có hương vị độc đáo giúp mở rộng khẩu vị cho bé.

Cách chế biến: mẹ có thể hấp hoặc luộc bông cải xanh chín rồi dằm nhuyễn ra cho bé ăn.

Quả việt quất

Việt quất là loại quả có màu sắc rất đặc trưng, được mệnh danh là trái cây có lợi cho sức khỏe nhất, tốt cho mắt, não, thậm chí cả đường tiết niệu cho bé. Việt quất có tác dụng đề phòng các bệnh về tim mạch cho bé.

Cách chế biến: Mẹ có thể chuẩn bị cho bé món súp việt quất: trộn 1 cốc quả việt quất và ¼ cốc nước vào một bát cho vào lò vi sóng trong 1 phút, để nguội rồi cho một lớp sữa chua lên trên. Bé yêu của bạn có một món súp thật ngon miệng.

Việt quất rất tốt cho thị lực và não bộ của trẻ

Quả bơ

Trái bơ là một loại quả giàu chất béo không no, tương tự như thành phần chất béo trong sữa mẹ. Đây là loại chất béo cần thiết cho sự phát triển trí não trẻ sơ sinh.

Cách chế biến: bơ nghiền kết hợp với các loại thực phẩm khác như pho mát, táo, cá hộp…

>>> Xem chi tiết: Trái bơ “siêu phẩm vàng” trong hành trình ăn dặm của bé

Thịt

Thịt là một trong những thức ăn điển hình của trẻ mà không phải ba mẹ nào cũng biết. Nó là nguồn cung cấp tuyệt vời các chất như sắt, protein hỗ trợ bé tăng trưởng chiều cao và cải thiện sức khỏe.

Cách chế biến: thịt hầm, thịt say nguyễn là một số món tuyệt ngon và bổ dưỡng trong bữa ăn dặm của trẻ.

Mận

Quả mận có nhiều chất xơ, có khả năng ngăn ngừa táo bón, nhất là khi bé ăn bột ăn dặm đặc sệt hơn sữa mẹ. Mận cũng chứa hàm lượng lớn đường, axit hữu cơ, vitamin A và C, kali, sắt, đều rất tốt cho trẻ.

Cách chế biến: nghiện nhỏ mận, có thể cho bé ăn luôn hoặc trộn cùng với bột ngũ cốc, táo xay… để có được vị ngọt tự nhiên. Nếu bé yêu của bạn bị táo bón, các chuyên gia gợi ý rằng bạn nên cho bé ăn từ 1 đến 2 muỗng cà phê mận xay trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Đậu Hà Lan

Tương tự như đậu lăng và các hạt họ đậu khác, đậu hà lan rất giàu protein thực vật và chát xơ. Đây cũng là loại thực phẩm có giá thành vừa phải lại bổ dưỡng. Đậu hà lan có khả năng hỗ trợ bé tăng trưởng chiều cao và cải thiện hệ miễn dịch tuyệt vời.

Cách chế biến: các mẹ nghiền nhỏ đậu hà lan và cho bé ăn như những loại ngũ cốc thông thường.

Cam quýt

Quýt và các quả họ cam khác rất giàu vitamin C và chất chống oxy hóa. Quýt cũng là một thức ăn nhẹ được yêu thích. Quýt mềm, và mọng nước rất dễ cho mẹ chế biến và bé nếm thử. Ngay cả khi bé chưa thể ăn, bạn cũng có thể cho bé ngậm, mút múi quýt có sự kiểm soát của ba mẹ. Ngoài ra, cam quýt cung cấp các loại vitamin thiết yếu giúp cải thiện thị lực, tăng cường sức khỏe của răng, da và xương của bé.

Cách chế biến: Quýt nên được ăn khi còn tươi thay vì dạng xiro hay có thêm đường bên ngoài. Bạn chỉ cần cắt thành miếng thật nhỏ và cho bé thưởng thức.

(Nguồn: Tham khảo)