10+ Phong tục Tết cổ truyền Việt Nam và có ý nghĩa như thế nào?

0
1

Tết Nguyên Đán là một trong những lễ hội truyền thống và lớn nhất của người Việt Nam. Đây là lúc các thành viên trong gia đình quay quần bên nhau, cùng nhau thực hiện những phong tục truyền thống để tạm biệt năm cũ, chào đón năm mới. Vậy những phong tục tết cổ truyền Việt Nam là gì? Chúng có ý nghĩa như thế nào? Thông tin chi tiết có trong bài viết dưới đây!

Phong tục Cúng Ông Công, Ông Táo

phong-tuc-tet-co-truyen-viet-nam-2.jpg
Mâm cơm cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Phong tục cúng Ông Công Ông Táo được người dân Việt Nam thực hiện vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Theo quan niệm dân gian, đây là lúc những ông thần cai quản công việc bếp núc trong các gia đình sẽ về trời để báo cáo công việc của gia chủ trong một năm vừa qua với Ngọc Hoàng.

Vào ngày này, các gia đình Việt sẽ cùng nhau dọn dẹp nhà cửa bếp núc, mua cá vàng, quần áo, tiền vang, làm mâm cơm đơn giản để tiễn ông Công ông Táo về  trời. Sau khi hoàn tất, quần áo sẽ được đốt đi, cá vàng được phóng sinh ở ao, hồ, sông suối. Cũng kể từ ngày này các hoạt động chuẩn đón Tết bắt đầu diễn ra rất nhộn nhịp.

Tham khảo: Văn khấn ông công ông táo và gia tiên 2025 chuẩn nhất

Tảo mộ tổ tiên

Tảo mộ, thăm mộ tổ tiên cũng là một trong những phong tục truyền thống tốt đẹp của người Việt mỗi khi Tết đến xuân về. Đây là lúc con cháu đi thăm viếng, dọn dẹp mộ tổ tiên, ông bà, người thân để bày tỏ sự tưởng nhớ, hiếu kính, hiếu đạo với những đấng sinh thành và tổ tiên đã khuất.

Phong tục gói bánh chưng, bánh tét

phong-tuc-tet-co-truyen-viet-nam-1.jpg
Phong tục gói bánh chưng ngày Tết

Bánh chưng, bánh tét là món ăn truyền thống có từ thời vua Hùng không thể thiếu được trong mâm cơm tết của các gia đình. Chính vì vậy, một trong những phong tục đặc trưng góp phần làm nên không khí tết truyền thống của bất cứ gia đình Việt nào chính là mọi người cùng quây quần bên nhau để gói và thức thâu đêm để trông nồi bánh, chia sẻ cùng nhau những buồn vui của năm cũ, hướng đến năm mới nhiều hy vọng mới.

Tham khảo: Hướng dẫn cách làm bánh Chưng miền Bắc ngon xuất sắc chuẩn vị xưa

Phong tục dọn dẹp nhà cửa đón năm mới

Chắc bạn đã từng nghe đến một phong tục ngày tết của người Việt có tên rất “kêu” đó là Tống cựu nghênh tân rồi nhỉ. Nghe tên có vẻ xa lạ vậy thôi nhưng thực chất lại là những công việc rất quen thuộc như dọn dẹp và trang hoàng nhà cửa để chuẩn bị đón một cái Tết bình an, mong muốn một năm mới vạn sự cát lành gia đạo bình an, làm ăn thuận lợi.

Theo quan niệm của ông cha ta từ xưa đến nay, dọn dẹp nhà cửa vào dịp cuối năm là hành động giúp loại bỏ đi những bụi bẩn, vận xui của năm cũ còn đọng lại để đón rước những nguồn năng lượng mới, tích cực vào nhà.

Tham khảo: Mách mẹ mẹo lau dọn bàn thờ ngày tết thu hút tài lộc

Đi chợ ngày Tết

phong-tuc-tet-co-truyen-viet-nam-6.jpg
Phong tục đi chợ sắm tết của người Việt

Đi chợ mua sắm Tết là phong tục không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán của người Việt. Không khí chợ tết rất đông vui, đi chợ tết không chỉ để mua quần áo mới, sắm sửa cho ngày tết mà còn là lúc chúng ta cảm nhận sự nhộn nhịp, hân hoan của cả người bán và người mua hàng khi chuẩn bị tạm biệt năm cũ đá quan, chào đón năm mới đang cận kề.

Bữa cơm tất niên ngày tết

Cúng tất niên vào chiều 30 tết là một trong những phong tục ngày tết truyền thống được lưu giữ ngàn đời nay. Bữa cơm này vừa thể hiện sự tưởng nhớ của con cháu đến tổ tiên, ông bà vào ngày cuối năm lại là lúc các thành viên trong gia đình quây quần đầm ấm bên mâm cơm, chúc nhau những ly rượu ấm để kết thúc năm cũ và chào đón năm mới với nhiều thuận lợi và may mắn.

Tham khảo: Cùng khám phá mâm cúng tất niên ở 3 miền có gì khác nhau?

Phong tục đón giao thừa

Giao thừa là lúc trời đất giao hòa, là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Lúc này các gia đình sẽ dâng lên bàn thờ tổ tiên mâm cơm cúng giao thừa với xôi, gà, chè… để loại bỏ hết những điều xấu, vận đen của năm cũ. Sau thời khắc chuyển giao này, cả gia đình sẽ cùng nhau quây quần, cùng nâng ly chúc nhau những điều tốt đẹp, bình an trong năm mới.

Hái lộc đầu xuân

Hái lộc đầu xuân là một trong những nét đẹp truyền thống có pha chút tâm linh của người Việt. Phong tục ngày Tết truyền thống này sẽ được thực hiện sau giao thừa hoặc sáng sớm ngày mùng 1 với mong muốn rước tài lộc, may mắn vào cho gia đình.

Tục xông đất đầu năm

Trong quan niệm của người Việt Nam, xông đất đầu năm là phong tục rất quan trọng, người xông đất đầu tiên trong năm mới sẽ là người mang đến bình an, may mắn, thuận lợi  cho cả gia đình trong năm này. Chính vì vậy, các gia đình thường sẽ chọn người xông đất có tính cách hiền lành, xởi lởi, hợp với tuổi của gia chủ, gia đình hạnh phúc, yên ấm, làm ăn phát đạt.

Xuất hành đầu năm

Xuất hành là tục gia chủ của gia đình sẽ đi ra khỏi nhà vào giờ đẹp, theo hướng phù hợp với tuổi để mong muốn một năm mới mọi thứ đều suôn sẻ, thuận lợi, cả năm thuận buồm xuôi gió, không gặp những điều xấu, bất trắc.

Tham khảo: Xuất hành đầu năm Ất Tỵ 2025 theo tuổi, ngày giờ nào, hướng nào để thu hút tài lộc

Lễ chùa đầu năm

phong-tuc-tet-co-truyen-viet-nam-5.jpg
Lễ chùa đầu năm để tâm hồn thanh tịnh, cầu một năm mới bình an

Đi chùa đầu năm là một trong những nét đẹp văn hóa mang giá trị tâm linh của người Việt. Lễ chùa đầu năm mới với mong muốn cầu những điều tốt đẹp, hạnh phúc, may mắn, bình an, tài lộc. Đó cũng là cách thể hiện lòng thành kính với tổ tiên, Đức Phật. 

Nhiều người chọn đi chùa đầu năm để giúp cho bản thân mình trở nên thanh tịnh hơn, loại bỏ hết những điều không tốt còn tồn tại trong tâm hồn, chuẩn bị tâm thế đón một năm mới với những điều may mắn, tốt đẹp đang chờ phía trước.

Chúc Tết và lì xì đầu xuân

Một phong tục truyền thống trong các dịp Tết cổ truyền của dân tộc là đi chúc tết họ hàng, ông bà, cha mẹ và lì xì đầu xuân. Những lời chúc tốt đẹp cùng những bao lì xì đỏ tượng trưng cho tài lộc, sự may mắn trong năm mới của cả người cho và người nhận lì xì.

Trên đây là những thông tin bổ ích và thú vị về những phong tục Tết cổ truyền của người Việt. Hy vọng những thông tin này đã giúp bạn hiểu hơn về ý nghĩa của các phong tục và có những chuẩn bị hoàn hảo để chào đến Tết Ất Tỵ bình an, suôn sẻ nhé.

Bài viết liên quan: