05 sai lầm khi mẹ hạ sốt tại nhà cho con

0
689

Theo các bác sĩ, sốt vốn là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ khi cơ thể phản ứng với các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi. Tuy nhiên, khi con bị sốt, nhiều ba mẹ lại gặp một số sai lầm trong chăm sóc khiến tình trạng của con ngày càng xấu đi.

Cho con uống thuốc hạ sốt quá sớm:

Tâm lý nhiều mẹ bầu thấy con có dấu hiệu sốt liền cho con uống hạ sốt ngay vì nghĩ như vậy con sẽ đỡ mệt và có thể tránh con sốt cao, khó hạ. Tuy nhiên theo các bác sĩ chuyên khoa khuyên chỉ nên cho con uống thuốc hạ sốt khi con sốt trên 38.5. Dưới 38.5 độ thì mẹ nên theo dõi nhiệt độ và sức khỏe của con

Mẹ nên dùng khăn ấm lau nhẹ nhiều lần ở trán, nách và bẹn con, tuyệt đối không dùng nước lạnh hoặc cồn để lau cho con. 

Lạm dụng thuốc hạ sốt đặt hậu môn:

Việc lạm dụng đặt thuốc hạ sốt hậu môn rất nguy hiểm vì có thể khiến con bị nhiễm khuẩn, làm hậu môn con đau rát, khó chịu. 

Mẹ chỉ nên dùng thuốc hạ sốt đặt hậu môn khi con bị nôn, trớ và không uống được thuốc hạ sốt.

>>> Có thể bạn quan tâm: Sai lầm khi hạ sốt cho trẻ – Những sai lầm kinh điển thường gặp

Mặc cho con đồ quá ấm:

Nhiều mẹ thấy con sốt thì nghĩ con toát mồ hôi sẽ bị lạnh nên sẽ mặc nhiều đồ cho con tránh làm con bị lạnh dẫn đến bị ho, cảm. Chính vì suy nghĩ này đã khiến thân nhiệt con tăng cao, quần áo nhiều khiến cơ thể con khó thoát nhiệt và khiến con bị nguy hiểm hơn. Vì vậy khi con sốt mẹ nên thay cho con những bộ quần áo mỏng, thoáng mát, dễ thoát nhiệt và mẹ nên chú ý nhiệt độ phòng. 

Chườm lạnh để hạ sốt: 

Khi thấy con sốt cao, một số người tìm mọi cách để làm mát cơ thể cho con như chườm túi đá lạnh, lau người bằng nước lạnh, nước pha rượu hoặc cồn, chà chanh.. Tuy nhiên, bác sĩ cảnh báo những phương pháp này không những không hiệu quả trong việc hạ sốt mà còn có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Khi chườm lạnh, sờ da trẻ sẽ thấy mát hơn nhưng thực tế nhiệt độ cơ thể không hề giảm, thậm chí trẻ có thể bị ốm nặng hơn vì ngấm lạnh vào người. Hơn nữa, việc chườm hay lau người bằng nước lạnh khi cơ thể trẻ đang nóng có thể gây chênh lệch nhiệt độ quá mức, dẫn tới bỏng lạnh và suy hô hấp.

Cạo gió:

Cạo gió để cắt sốt là quan niệm có ở nhiều nơi. Tuy nhiên các chuyên gia cho biết, vì da con rất mỏng và nhạy cảm nên việc cạo gió có thể khiến trẻ dễ bị bầm tím da, thậm chí là chảy máu, khó đông máu hay nhiễm trùng từ các dụng cụ cạo gió trên da.

Nguồn: tổng hợp

Xem thêm:

>>> Rau diếp cá: Hạ sốt nhanh cho bé

>>> Khi trẻ bị sốt nên đo nhiệt độ ở đâu chính xác nhất?